Nhà phân phối là gì? Tiêu chí để lựa chọn nhà phân phối tốt

Trong kinh doanh nhất là các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thì nhà phân phối, đại lý, cửa hàng chính là đơn vị đưa sản phẩm tiếp cận được với khách hàng mục tiêu.
Hệ thống kênh phân phối là các tổ chức kinh doanh, các cá nhân độc lập hay các phương tiện, công cụ trung gian có nhiệm vụ chuyển sản phẩm từ nhà sản xuất ra thị trường để đáp ứng nhanh nhất nhu cầu của người tiêu dùng.
Các đơn vị kinh doanh, cá nhân là tập hợp những trung gian được nhà sản xuất chọn lọc dưa trên nhiều tiêu chỉ để đảm bảo sản phẩm được đưa ra thị trường hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất.
Trong bài viết này. Sàn Đẹp sẽ giúp bạn hiểu Nhà phân phối là gì? Sự khác nhau giữa nhà phân phối và đại lý là gì? Những tiêu chỉ để chọn nhà phân phối tổ nhất.

1. Nhà phân phối là gì?

Nhà phân phối là đơn vị trung gian giúp kết nối nhà sản xuất với các đại lý, cửa hàng bán cho người tiêu dùng. Thực tế, nhà phân phối sẽ là đơn vị mua hàng hóa của một hoặc một vài công ty sản xuất, tích trữ trong kho hàng của mình và bán lại cho các đại lý, cửa hàn nhỏ lẻ trong vùng mình quản lý, kinh doanh.

Một công ty sản xuất hàng hóa sẽ có nhiều nhà phân phối ở các tỉnh thành hoặc cả một khu vực địa lý như một miền của quốc gia. Các nhà phân phối đều được chỉ định, ủy quyền bởi các công ty sản xuất sản phẩm. Nhà sản xuất cũng cần bảo đảm sẽ không cung cung cấp sản phẩm cho bất cứ một đơn vị khác trong khu vực đó. Do đó mà mỗi nhà phân phối trở thành đơn vị cung cấp duy nhất cho các đại lý nhỏ và người tiêu dùng trong khu vực được chỉ định.

Các nhà phân phối sẽ ký hợp đồng với nhà sản xuất hàng hóa và phải nhập số lượng hàng hóa lớn trên mỗi đơn hàng theo quy định và bán lại cho các đại lý. Các Nhà phân phối cũng sẽ cung cấp các dịch vụ bảo hành, sửa chữa, đổi mới, các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ sau bán hàng và được doanh nghiệp sản xuất thanh toán các khoản chi phí này.

Từ những thông tin trên, bạn dễ dàng nhận ra rằng Nhà phân phối đóng vai trò quan trọng với những công ty, doanh nghiệp sản xuất. Đặc biệt là những nhà phân phối cấp 1 – họ có quyền lực cực lớn và năng lực bán hàng cực tốt. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất cần có những quy định rõ về giá bán để tránh trường hợp các nhà phân phối độc lập nâng giá bán hoặc liên kết làm giá để hạ giá nhập hàng mà nhà sản xuất không can thiệp được.

đại lý phân phối

Showroom sàn gỗ tại Hà Nội

2. Doanh nghiệp mong muốn điều gì ở nhà phân phối?

Điều mà doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nào cũng mong muốn là hàng hóa được lưu thông liên tuc, doanh số ngày càng cao. Và điều này phụ thuộc rất lớn vào các nhà phân phối vì có rất ít các doanh nghiệp sản xuất tự tổ chức kênh phân phối và có hệ sinh thái để tiêu thụ sản phẩm cho riêng mình. Vì vậy, các nhà phân phối đóng vai trò quan trong trong việc sống còn của các đơn vị sản xuất. Những điều mà doanh nghiệp mong muốn ở NPP để đảm bảo cho các mục tiêu tiêu thụ sản phẩm đó là:

- Có hệ thống đại lý, cửa hàng rộng khắp

- Luôn luôn có những đề xuất mới về sản phẩm để doanh nghiệp sản xuất và tung ra thị trường.

- Là nhà cung ứng được yêu thích của các đại lý nhỏ lẻ

- Giá cả hợp lý, cạnh trang với các sản phẩm cùng loại trên thị trường do nhà phân phối khác cung cấp.

- Giá cả hợp lý với từng loại sản phẩm mà đơn vị đó phân phối.

- Chiếm lĩnh thị phần.

- Doanh số bán hàng và lợi nhuận ổn định.

3. 9 tiêu chí để lựa chọn nhà phân phối tốt

- Có khả năng về tài chính

Nhà phân phối phải có khả năng tài chính để nhập hàng hóa và công nợ chưa đòi được khi ký gửi hàng hóa ở các đại lý, cửa hàng. Đặc biệt, NPP còn phải trả những khoản chi phí cố định như kho bãi, phương tiện vận chuyển, nhân sự, máy móc quản lý …

- Không mâu thuẫn quyền lợi

Một nhà phân phối có thể phân phối chỉ cho một doanh nghiệp sản xuất hoặc nhiều doanh nghiệp sản xuất tùy thuộc vào năng lực tài chính và giá trị của hàng hóa. Mý tưởng nhất là doanh nghiệp lựa chọn được nhà phân phối độc quyền. Nếu không thiết lập được nhà phân phối độc quyền thì doanh nghiệp sản xuất có thể lựa chọn nhà phân phối kinh doanh những sản phẩm khác nhưng không có sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trực tiếp với mình.

- Có kinh nghiệm phân phối hàng hóa

Các đơn vị sản xuất nên lựa chọn những nhà phân phối có kinh nghiệm kinh doanh và phân phối hàng hóa trên thị trường vì họ có các kiến thức, có mối quan hệ với hệ thống đại lý bán buôn, bán lẻ, cửa hàng trên địa bàn họ quản lý. Chỉ có như vậy thì việc phân phối hàng hóa mới thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

- Bộ phận phân phối độc lập

Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất đều trích một khoản chi phí để hỗ trợ lương, thưởng cho nhân viên bán hàng của nhà phân phối. Dù nhà phân phối có thể phân phối nhiều mặt hàng và hàng hóa được để chung kho bãi nhưng bộ phân bán hàng cần phải riêng biệt Bộ phận phân phối này phải được theo dõi bằng hệ thống quản lý và báo cáo riêng để đạt được hiệu quả cao nhất.
-> Tham khảo thêm: Cửa hàng sàn gỗ Indonesia chịu nước, giá rẻ
các mẫu ván gỗ công nghiệp

Các mẫu ván gỗ công nghiệp được phân phối

- Có khả năng hậu cần

NPP cần có hệ thống giao nhận từ kho hàng của mình đến các đại lý, cửa hàng trong khu vực được chỉ định. Việc giao nhận cần diễn ra nhanh chóng, đúng thời gian quy định khi có đơn đặt hàng. Mỗi số doanh nghiệp sản xuất chỉ bán hàng tại kho nên nhà phân phối còn phải có khả năng chuyên chở từ kho hàng của đơn vị sản xuất về kho hàng của mình.

- Có tư cách pháp nhân

Nhà phân phối phải có tư cách pháp nhân tức là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật. NPP có chức năng phân phối hàng hóa và đối với những loại hàng hóa đặc biệt thì cần có quy định riêng của Nhà Nước.

- Có kho hàng

Đây là một yêu cầu không thể thiếu mà nhà phân phối phải đáp ứng. Kho hàng đảm bảo cho việc lưu trữ và đáp ứng khả năng phân phối nhanh nhất cho các cửa hàng, đại lý trong phạn vi chỉ định. Độ lớn của kho hàng phụ thuộc và kích thước của hàng hóa, thời gian lữu trữ hàng hóa tạ kho, tốc độ luân chuyển hàng hóa, quy mô của nhà phân phối.

- Có khả năng điều hành và quản lý

Nhà phân phối cũng có nhiều bộ phân bao gồm các bộ phân như kế toán, kho, bộ phân bán hàng, bộ phận marketing, lắp đặt, bảo hành … Do đó, NPP cần phải điều hành các bộ phận này một cách nhịp nhàng, đồng bộ. Bên cạnh đó, các phần mềm quản lý, báo cáo cũng phải nhanh, chính xác.

- Nhiệt tinh và có tinh thần hợp tác

Nhà phân phối hàng hóa là đơn vị tiếp xúc trực tiếp với các đơn vị bán lẻ, khách hàng nên sẽ tiếp nhận được các thông tin phản ánh sản phẩm từ họ. Doanh nghiệp sản xuất nên tuyển chọn các đơn vị phân phối nhiệt tình, có tinh thần hợp tác trong việc triển khai các chính sách và đóng góp các ý kiến thu thập từ khách hàng để nhà sản xuất có những điều chỉnh về sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

kho ván gỗ tự nhiên

Kho ván gỗ tự nhiên

4. So sánh đại lý và nhà phân phối

Nhà phân phối và đại lý đều có tư cách pháp nhân, làm nhiệm vụ đưa sản phẩm, hàng hóa ra thị trường và đến tay người tiêu dùng nhưng lại có chức năng khác nhau. Sau đâu là điểm khác biệt giữa 2 đơn vị này.

4.1. Nhà phối

- Là đơn vị trung gian hàng hóa từ công ty sản xuất và bán buôn, bán lẻ lại cho các đại lý, cửa hàng hoặc các nhà thầu … hoặc trực tiếp tới tay người tiêu dùng. Họ có quan hệ gần gũi với các nhà sản xuất.

- Quản lý nhiều đại lý, cửa hàng trong khu vực chỉ định.

- Kiêm nhiều nhiện vụ như: marketing, tiếp thị … để khách hàng biết đến dịch vụ, sản phẩm của đơn vị đó.

- Chỉ phân phối độc quyền một thương hiệu hoặc nhiều thương hiệu khác nhau nhưng các nhãn hàng không cạnh tranh nhau.

4.2. Đại lý

- Đai lý là công ty hoặc cá nhân bán hàng hóa mà các nhà phân phối cung cấp

- Đại lý chỉ cần bán hàng và nhập hàng, cam kết không bán hàng giả, hàng nhái và giữ hình ảnh cho hãng. Nếu vi phạm sẽ bị tước quyền đại lý.

- Các đại lý bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng.

- Cung cấp rất nhiều loại hàng hóa của các nhà sản xuất khác nhau kể cả các đơn vị cạnh tranh nhau.

nhà phân phối sàn gỗ tại Hà Nội

5. 5 tiêu chí đánh giá hệ thống phân phối hiệu quả

Hệ thống phân phối sẽ bao gồm: nhà phân phôi, đại lý, cửa hàng, hệ thống marketing, nhân viên kinh doanh … Mức độ làm việc hiệu quả của hệ thống phân phối đóng vai trò cực kì quan trọng để đơn vị có hoàn thành chỉ tiêu doanh số hay không. Dưới đây là 5 tiêu chí để đánh giá hệ thống phân phối có hiệu quả hay không.

5.1. Mức độ bao phủ

Đây là tiêu chí đánh giá số lượng cửa hàng mà đội ngũ kinh doanh có thể chăm sóc trong thời gian nhất định. VD nếu thị trường có 1000 cửa hàng nhưng đội ngũ sale chỉ làm việc và chăm sóc được khoảng 600 cửa hàng thì 60% là mức độ bao phủ của các NPP. Dựa trên 60% và chi phí bỏ ra để quản lý có thể đánh giá hệ thống phân phối ó hiệu quả không.

5.2. Tốc độ bao phủ

Bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào khi cho ra đời sản phẩm mới cũng mong muốn nó có mặt trên thị trường, ở tất cả các cửa hàng, đại lý một cách nhanh nhất để tiếp cận khách hàng nhanh nhất. Tốc độ bao phủ là thời gian để doanh nghiệp đạt mục tiêu phân phối đề ra. Thông thường, một hệ thống phân phối tốt có tốc độ bao phủ thị trường chỉ trong 2 tuần.

5.3. Chi phí phục vụ

Đây là chi phí mà doanh nghiệp chi ra bao gồm các khoản chi phí như: vận chuyển, chiết khấu, các hoạt động quảng cáo tại điểm bán, thưởng cho nhà phân phối và đội ngũ bán hàng … Các khoản chi phú này cần hoạch toán rõ ràng và quy chiếu với doanh thu để xem xét tính hiệu quả.

5.4. Độ tươi mới của sản phẩm

Đây là tiêu chí đánh giá thời hạn sử dụng còn lại của sản phẩm. Thông thường trên một địa bạn sẽ có đại lý bán hàng tốt, có đại lý bán hàng chậm nên thời gian hàng hóa được lưu lại cửa hàng là khác nhau. Do đó, đội ngũ sale cần chăm sóc tốt các cửa hàng, xem thời hạn sử dụng của sản phẩm tại các cửa hàng bán chậm để luân chuyển đến các cửa hàng bán tốt, tránh trường hợp để hàng hóa hết hạn phải tiêu hủy gây lãng phí và thất thoát doanh thu. Một hệ thống phân phối kém sẽ có độ tươi mới sản phẩm thấp, ảnh hưởng đến trải nghiệm mua hàng của người tiêu dùng.

5.5. Mức độ hụt hàng

Đây là tiêu chí đánh giá tại thời điểm kiểm tra các đại lý, cửa hàng thuộc hệ thống của nhà phân phối không có sản phẩm để bán. Như vậy, hàng hóa sẽ tồn đọng tại kho hàng quá nhiều hoặc khâu vận chuyển chậm trễ, đội ngũ sale không chăm sóc thị trường để đặt hàng kịp thời. Điều này cũng ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Mức độ hụt hàng càng cao cho thấy hệ thống phân phối hoạt động càng kém hiệu quả.
nhà phân phối sàn gỗ tốt nhất

6. Nhà phân phối sàn gỗ công nghiệp

Công ty Sàn Đẹp là một trong những nhà phân phối sàn gỗ công nghiệp tốt nhất, uy tín nhất tại Việt Nam. Công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh và phân phối sàn gỗ, với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình và có kinh nghiệm lâu năm. Công ty cung cấp đa dạng các loại sàn gỗ công nghiệp đến từ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như: AlsaFloor, Dongwha, Kronotex, Camsan, Binyl, Egger, Kronoswiss, Robina, Janmi, Inovar, Thaistep, An Cường ... Với mẫu mã đa dạng, chất lượng cao và giá cả hợp lý, Công ty Sàn Đẹp chắc chắn sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng tuyệt đối.

Hotline: 0916.422.522

Email: sandep.jsc@gmail.com

Showroom: 339 Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội

Kho hàng 1: Số 38 ngõ 38 Đại Từ - Hoàng Mai - Hà Nội

Kho hàng 2: Tổ 4, phường Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội

Kho hàng 3: Đường 6, phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Hà Nội

Các thông tin mà Sàn Đẹp cung cấp trên đây hi vọng giúp bạn hiểu rõ hơn thế nào là Nhà Phân phối, chức năng và nhiệm vụ của đơn vị này và vai trò của họ đối với doanh nghiệp sản xuất.

Tin tức cùng loại